Thứ 4, 17/04/2024

Truy cập
Online: 1
Hôm nay: 15
Tất cả: 542,414
Câu hỏi 3
Câu hỏi thường gặp: Tại sao một số chị em hay bị đau vú?

Trả lời:

Người phụ nữ thường có cảm giác Đau hoặc Khó chịu xảy ra ở một hoặc cả hai vú trong khoảng thời gian hành kinh, tuy nhiên, có thể có những nguyên nhân khác nữa gây ra tình trạng đau vú.

Đau vú là một vấn đề rất hay gặp. Ở đa số phụ nữ, tình trạng đau vú xảy ra theo chu kỳ, với mức độ nặng nhẹ khác nhau, tuỳ thuộc vào các biến đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng đau vú theo chu kỳ này thường xảy ra nặng nhất vào thời điểm trước khi hành kinh và cả hai vú đều đau. Các thống kê cho thấy cứ hai người phụ nữ thì có một người Đau vú theo chu kỳ như vậy, và thường thì đây là một vấn đề dai dẳng. Những phụ nữ có đau vú theo chu kỳ thường sờ thấy trên toàn bộ nhu mô hai vú có cảm giác lổn nhổn, ngày càng nặng hơn khi đến trước lúc hành kinh. Triệu chứng đau vú có thể nặng hơn nếu người phụ nữ bị căng thẳng, stress, hoặc dùng các thức uống có chứa caffeine. Khi khám lâm sàng hoặc siêu âm tuyến vú trong những tình huống đau vú theo chu kỳ như thế, bác sỹ thường đưa ra chẩn đoán Biến đổi xơ nang tuyến vú (Fibrocystic change- ở Miền Nam, các bác sỹ thường hay gọi là Biến đổi sợi bọc, đều xuất phát từ việc dịch từ nguyên văn tiếng Anh này).

Ở một số người, tình trạng đau vú không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Một trong các nhuyên nhân của đau vú không liên quan đến kinh nguyệt là tình trạng căng cơ. Trong những tình huống ít gặp hơn, đau vú có thể là triệu chứng của Nang vú hay thậm chí ung thư vú.

Đau vú cũng có thể có nguyên nhân từ những bệnh lý nhất thời, ví dụ như Viêm nhu mô tuyến vú gây ra do nhiễm trùng hoặc do cương sữa trong thời kỳ cho con bú. Đôi khi, người ta cũng không xác định được nguyên nhân nào gây ra đau vú. Nếu một người phụ nữ có hai vú có kích thước lớn, người đó rất dễ bị đau vú theo kiểu có hoặc thậm chí không có chu kỳ.

Bác sỹ có thể làm gì?

Bác sỹ trước hết sẽ hỏi tiền sử, bệnh sử của bạn để xem thử bạn bị đau theo kiểu có chu kỳ hay không có chu kỳ, mới xuất hiện đau hay đã đau lâu nay rồi, có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hay không…Bác sỹ sẽ thăm khám lâm sàng để tìm kiếm các dấu hiệu gợi ý nguyên nhân, ví dụ như các nang vú, hoặc một vùng nhu mô vú cương đau, hoặc một vùng cơ gần tuyến vú bị đau. Nếu sau khi khám và hỏi bệnh mà vẫn không tìm thấy nguyên nhân nào, người bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn lập sổ ghi nhận lại những thời điểm bạn bị đau vú, điều này sẽ giúp bác sỹ khẳng định được tình trạng đau vú theo chu kỳ.

Ở các Phòng khám chuyên về bệnh tuyến vú, bác sỹ sẽ tiến hành Siêu âm tuyến vú để phát hiện thêm những nguyên nhân khác có thể gây ra đau vú như biến đổi xơ nang vú, áp xe vú, nang vú hay thậm chí là ung thư vú.

Tình trạng đau vú nhẹ theo chu kỳ thường thì không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, có khoảng 10% số người bị đau vú nặng đến mức nó ảnh hưởng xấu đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị tình trạng này, tuy nhiên, bạn cần phải được bác sỹ hướng dẫn cụ thể để chọn lựa phương pháp thích hợp nhất, bởi vì bác sỹ còn phải cân nhắc về các tác dụng phụ của thuốc khi bạn phải dùng dài ngày. Đau vú theo chu kỳ có xu hướng giảm đi sau mãn kinh. Nếu bạn có dùng thuốc điều trị nội tiết thay thế sau mãn kinh thì tình trạng đạu vú có thể còn tiếp tục kéo dài thêm sau mãn kinh một thời gian nữa, nhưng nó thường sẽ cải thiện sau một vài tháng.

Nếu tình trạng đau vú là nhất thời, không theo chu kỳ, bạn cần phải được khám xét đầy đủ để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Một vài lời khuyên cho bệnh nhân

Bệnh nhân bị đau vú có thể cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách sử dụng loại dây ngực nâng đỡ được toàn bộ tuyến vú một cách sít sao. Nếu tuyến vú của bạn lớn, nặng và đau nhiều, có khi bạn cần phải đeo dây ngực cả trong khi ngủ ban đêm. Tình trạng đau vú theo chu kỳ có thể nhẹ hơn nếu bạn giảm uống cà phê, không hút thuốc, tập các bài thể dục thư giãn để kiểm soát stress, và giảm cân để giảm thể tích tuyến vú. Tất nhiên, điều quan trọng nhất là bạn phải đi khám bác sỹ thường xuyên để được theo dõi và thăm khám phù hợp.


BAOTUYEN women’s health



Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 5

Câu hỏi 4

Câu hỏi 3

xem thêm ...
 
Giờ khám bệnh
   

Từ thứ 2 đến thứ 6: Từ 17h

   

Thứ 7: Từ 9h đến 11h30

   

Chủ nhật và ngày lễ : khám theo hẹn

 
Đăng kí khám bệnh
   

- Điện thoại :  0903533927

Buổi sáng: 7:00 đến 11:30

Buổi chiều tối: từ 14:00 đến 20:00

- Địa chỉ : 21 Bế Văn Đàn, Đà Nẵng

 
Liên kết

Sở y tế đà nẵng

 

Quảng Cáo